VI
| EN

VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC KHI XIN NGHỈ VIỆC CÓ BỊ BUỘC THÔI HỌC KHÔNG?

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]
CÂU HỎI:
Chào luật sư, cho em hỏi trường hợp viên chức được bệnh viện cử đi học chuyên khoa 1 (không nhận hỗ trợ gì ngoài lương cơ bản), nhưng trong thời gian học viên chức xin nghỉ việc thì bệnh viện có quyền yêu cầu trường cho thôi học không và vấn đề này có được quy định trong điều luật nào không ạ. Xin cảm ơn.

GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW tư vấn như sau:
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc buộc viên chức thôi học tại cơ sở đào tạo nếu ngừng việc tại bệnh viện. Theo đó, bệnh viện có quyền gửi yêu cầu cho cơ sở đào tạo yêu cầu cho thôi học viên chức, nhưng việc xem xét cho thôi học còn tùy vào nội quy, quy định riêng của cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý về việc bồi hoàn chi phí đào tạo khi nghỉ việc tại bệnh viện. Căn cứ Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP sẽ có hai trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Bệnh viện chi trả kinh phí đào tạo, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc tại bệnh viện thì phải hồi hoàn lại chi phí mà bệnh viện đã chi trả
– Trường hợp 2: Nếu kinh phí đào tạo trong quá trình học do bạn tự chi trả thì sẽ không phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù được thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP

Cụ thể, căn cứ pháp lý cho trường hợp của bạn như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định về Đền bù chi phí đào tạo:

Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

Căn cứ Điều 36 Nghị định 101/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:

  1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp, kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, của cán bộ, công chức, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
  2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
  3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
  4. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác áp dụng Nghị định này do cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.
  5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng.

Căn cứ Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù:

  1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
  2. Cách tính chi phí đền bù:

a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S =
F
x (T1 – T2)
T1
Trong đó:
S là chi phí đền bù;
F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:
S =
30 triệu đồng
x (48 tháng – 24 tháng) = 15 triệu đồng
48 tháng

Nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên thông tin của Khách hàng cung cấp, chỉ có có giá trị tham khảo và được căn cứ vào các quy định pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm tư vấn.

Trường hợp muốn tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy để lại câu hỏi trên group hoặc nhắn tin cho Admin để được giải đáp.

medlaw #tuvanphapluatmienphi

 

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese