VI
| EN

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH

[BÀI VIẾT PHÁP LUẬT]

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về trách nhiệm của sở khám, chữa bệnh và trách nhiệm của cơ sở khi bị đình chỉ hoạt động hay thu hồi giấy phép hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân và gia đình khi gặp phải trường hợp này.

Căn cứ theo Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh:

  1. Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
  2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết.
  4. Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người hành nghề là người nước ngoài.
  5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề.
  6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
  7. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
  8. Trường hợp dừng hoạt động, có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 35/2013/TT-BYT quy định:

  1. Ngay khi quyết định thu hồi giấy phép hoạt động có hiệu lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các nội dung sau:
  2. a) Không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh dưới mọi hình thức.
  3. b) Báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về số lượng người bệnh, tình trạng người bệnh và kế hoạch, phương án chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện;
  4. c) Có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh và chuyển người bệnh hiện đang khám và điều trị tại cơ sở mình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện;
  5. d) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu hồi, người đứng đầu hoặc đại diện hợp pháp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm nộp lại bản gốc của giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
  6. Ngay khi quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn có hiệu lực, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các nội dung sau:
  7. a) Không được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
  8. b) Báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp về số lượng, tình trạng người bệnh, phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh và kế hoạch chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đủ điều kiện;
  9. c) Có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh hoặc chuyển người bệnh hiện đang khám và điều trị tại cơ sở mình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện.

Qua bài viết trên chúng ta sẽ trang bị kiến thức cho bản thân  khi gặp những trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh bị ngừng hoạt động hay bị thu hồi giấy phép hoạt động nên làm gì và nên yêu cầu cơ sở có trách nhiệm như thế nào với bản thân và gia đình mình.

Trên đây là bài viết “TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH”. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy nhắn tin cho chúng tôi trên Fanpage hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (84–28) 2253 7956, website www.medlaw.vn.

 

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese