VI
| EN

TẤT CẢ CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH CÓ BUỘC PHẢI TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN CẤP CỨU TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP KHÔNG?

[BÀI VIẾT PHÁP LUẬT Y TẾ]
TẤT CẢ CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH CÓ BUỘC PHẢI TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN CẤP CỨU TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP KHÔNG?

Sức khỏe, tính mạng con người là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong ngành y tế. Vậy khi xảy ra trường hợp cấp cứu, các cơ sở khám, chữa bệnh có phải tiếp nhận bệnh nhân trong mọi trường hợp hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi trên một cách chi tiết nhất!

1. Việc cấp cứu người bệnh là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh

Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc (Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) có nêu rõ: “Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc là nhiệm vụ hết sức quan trọng, các đơn vị cấp cứu 115, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc kịp thời trong mọi trường hợp”.

Ngoài ra, việc từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh còn là một trong những hành vi bị cấm theo khoản 1 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Vì vậy, trong mọi trường hợp cấp cứu, các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhân. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận, nếu nhận thấy tình trạng bệnh nhân chuyển biến xấu, vượt quá khả năng hoặc không phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, cơ sở khám, chữa bệnh phải kịp thời giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết.

2. Không tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, cơ sở khám, chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm e, điểm g khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh hoặc từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh (trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật) có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng.

Với quy tắc đạo đức nghề nghiệp của ngành y tế, việc tiếp nhận các ca bệnh cấp cứu một cách kịp thời, nhanh chóng là một trong những nguyên tắc hàng đầu. Bởi lẽ, nó liên quan đến tính mạng của con người. Vì vậy, trách nhiệm này được đặt ra đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trong mọi trường hợp cấp cứu.

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese