[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]
CÂU HỎI
Ba mẹ tôi đã ly hôn đã nhiều năm. Lúc ly hôn ba tôi đã viết giấy cam kết ra đi hai bàn tay trắng và để lại toàn bộ tài sản cho mẹ tôi. Vậy nên tài sản của mẹ tôi hiện giờ gồm 1 căn nhà đang ở và 2 mảnh đất riêng. Tôi là con gái út đã kết hôn và có con. Mẹ tôi đã rao bán một mảnh đất với giá 6 tỷ nhưng hiện tại đã giao hết tiền cho chị của tôi. Tôi muốn hỏi là mẹ tôi không chia phần cho tôi như vậy có đúng không? Và mẹ tôi có quyền viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho chị tôi không?
CÂU HỎI
Ba mẹ tôi đã ly hôn đã nhiều năm. Lúc ly hôn ba tôi đã viết giấy cam kết ra đi hai bàn tay trắng và để lại toàn bộ tài sản cho mẹ tôi. Vậy nên tài sản của mẹ tôi hiện giờ gồm 1 căn nhà đang ở và 2 mảnh đất riêng. Tôi là con gái út đã kết hôn và có con. Mẹ tôi đã rao bán một mảnh đất với giá 6 tỷ nhưng hiện tại đã giao hết tiền cho chị của tôi. Tôi muốn hỏi là mẹ tôi không chia phần cho tôi như vậy có đúng không? Và mẹ tôi có quyền viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho chị tôi không?
GIẢI ĐÁP
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản quy định chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền định đoạt của chủ sở hữu, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Căn cứ theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của người lập di chúc:
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 644 về người thừa kế không phụ thuộc di chúc, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao độngLiên hệ với câu hỏi của bạn, vì trước khi ly hôn ba của bạn đã cam kết để lại tài sản của mình cho mẹ bạn nên tài sản đó là của riêng mẹ bạn. Do vậy mẹ bạn có đầy đủ quyền sở hữu, định đoạt tài sản đó. Mẹ bạn là chủ sở hữu nên được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản đó miễn là không trái với quy định của luật, ví dụ như là bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế,.. Do vậy việc mẹ bạn giao toàn bộ tiền đã bán mảnh đất riêng đó cho chị bạn không sai quy định của pháp luật. Về việc viết di chúc phân chia tài sản dựa vào ý chí của mẹ bạn và bạn là người đã thành niên nên không thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, do đó mẹ bạn có quyền để lại tài sản cho chị của bạn.
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản quy định chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền định đoạt của chủ sở hữu, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Căn cứ theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của người lập di chúc:
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 644 về người thừa kế không phụ thuộc di chúc, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao độngLiên hệ với câu hỏi của bạn, vì trước khi ly hôn ba của bạn đã cam kết để lại tài sản của mình cho mẹ bạn nên tài sản đó là của riêng mẹ bạn. Do vậy mẹ bạn có đầy đủ quyền sở hữu, định đoạt tài sản đó. Mẹ bạn là chủ sở hữu nên được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản đó miễn là không trái với quy định của luật, ví dụ như là bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế,.. Do vậy việc mẹ bạn giao toàn bộ tiền đã bán mảnh đất riêng đó cho chị bạn không sai quy định của pháp luật. Về việc viết di chúc phân chia tài sản dựa vào ý chí của mẹ bạn và bạn là người đã thành niên nên không thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, do đó mẹ bạn có quyền để lại tài sản cho chị của bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy nhắn tin cho chúng tôi trên Fanpage hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (84–28) 2253 7956, website www.medlaw.vn.