VI
| EN

PHÒNG KHÁM CÓ ĐƯỢC GIỮ BẢN GỐC CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA BÁC SĨ?

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT Y TẾ MIỄN PHÍ]

CÂU HỎI:
Dạ em chào anh/ chị, nhờ anh/ chị tư vấn giúp em vấn đề này với ạ. Em là bác sĩ YHCT đã có CCHN, nay em xin việc ở 1 pk đa khoa YHCT đang trong quá trình set up, bên pk bảo em là phải nộp CCHN gốc, bảo là theo luật thì mỗi bsi đứng đầu mỗi chuyên khoa trong PK phải nộp CCHN gốc, tại sợ mình làm việc ở đây nhưng cho thuê bằng ở 1 chỗ khác là trái luật. Vậy cho em hỏi như vậy là có đúng ko ạ! Em cảm ơn nhiều!

GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW. Liên hệ với câu hỏi và thông tin bạn cung cấp, MEDLAW có ý kiến tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, phòng khám đa khoa Y học cổ truyền mà bạn xin việc có yêu cầu bạn nộp chứng chỉ hành nghề bản gốc. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Do đó, phòng khám không được giữ bản chính Chứng chỉ hành nghề của bạn. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính văn bằng, chứng chỉ đã giữ (nếu vi phạm).

Trường hợp bạn làm việc tại phòng khám, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm địa điểm hành nghề, thời gian hành nghề, chức danh, vị trí chuyên môn của bạn. Vì vậy, những thông tin liên quan đến quá trình hành nghề của bạn sẽ được ghi nhận, lưu trữ tại đơn vị quản lý mà phòng khám trực thuộc. Nếu bạn thực hiện việc cho thuê Chứng chỉ hành nghề, đây là một hành vi trái pháp luật nên khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bạn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, hành vi cho thuê Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng.

Cụ thể, căn cứ pháp lý trường hợp của bạn như sau:

– Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Theo điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
Theo điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

– Theo Điều 13 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về Đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc đăng ký hành nghề do người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập theo Mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nội dung đăng ký hành nghề:
a) Địa điểm hành nghề: Ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
b) Thời gian hành nghề: Ghi cụ thể thời gian hành nghề: Giờ trong ngày, ngày trong tuần hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề của người hành nghề đã đăng ký quy định tại điểm a khoản này;
c) Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề: Danh sách người đăng ký hành nghề phải ghi rõ chức danh mà người hành nghề được phân công đảm nhiệm là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa hoặc vị trí chuyên môn đảm nhiệm khác của người hành nghề.
3. Trường hợp danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người hành nghề đang hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì việc đăng ký hành nghề của người hành nghề đó phải ghi rõ thời gian, địa điểm, vị trí chuyên môn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đó.

– Theo điểm đ khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
Theo điểm d khoản 8 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 7 Điều này;

Nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên thông tin của Khách hàng cung cấp, chỉ có có giá trị tham khảo và được căn cứ vào các quy định pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm tư vấn.

Trường hợp muốn tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy để lại câu hỏi trên group hoặc nhắn tin cho Admin để được giải đáp.

 

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
3.000.000 đ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese