VI
| EN

NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ PHẢI ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ?

[BÀI VIẾT PHÁP LUẬT]

Thời gian qua, nhà nước ta đã triển khai, ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với các đối tượng là người khuyết tật nhằm nâng cao đời sống, an sinh xã hội, đặc biệt là những chính sách ưu tiên liên quan đến chế độ bảo hiểm dành cho người khuyết tật. Về quy định mức hưởng bảo hiểm y tế, tùy thuộc vào mức độ khuyết tật của người khuyết tật. Quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn, vừa thể hiện sự nhân đạo trong chính sách của Nhà nước, vừa tạo sự công bằng trong xã hội.

1.Người khuyết tật được định nghĩa như thế nào trong quy định pháp luật:
(Theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010)
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

2. Mức độ khuyết tật được xác định như sau:
(Theo Điều 3 và khoản 1, khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP)
Người khuyết tật nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên, tức mức suy giảm dưới 61%.

3. Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

4. Trong trường hợp người khuyết tật đi khám đúng tuyến:
(Theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014)
Người khuyết tật khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi bảo hiểm y tế.

5. Trong trường hợp người khuyết tật đi khám không đúng tuyến:
(Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, sửa đổi bổ sung năm 2014)
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này thì:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực 1/1/2015 đến 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước;
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Trường hợp người khuyết tật nhẹ (mức độ giảm khả năng lao động dưới 61%) thì sẽ không được Nhà nước đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu người khuyết tật nhẹ mong muốn được tham gia bảo hiểm y tế để được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thì người khuyết tật nhẹ hoặc gia đình có thể mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện và được hưởng mức bảo hiểm y tế như người bình thường.

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
3.000.000 đ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese