VI
| EN

LÀM THÊM VIỆC Ở BỘ PHẬN KHÁC CÓ ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG?

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]
CÂU HỎI:

Em đang làm cộng tác viên vị trí nhân sự cho 1 công ty nước ngoài. Hiện có tình huống 1 bạn nhân viên văn phòng cũ đã nghỉ việc, nhưng công ty chưa thanh toán khoản phí bạn hỗ trợ công việc kế toán trong thời gian công ty chưa tuyển được người (6 tháng). Chuyện từ lúc em chưa làm việc ở đây nên em không rõ. Nhưng bạn có giấy xác nhận công nợ kèm chữ kí, mộc đỏ của giám đốc. Chỉ là không có người thứ ba làm chứng, giờ giám đốc nói không nợ nần do bạn làm miễn phí và giấy tờ là bạn này làm giả. Bạn muốn kiện công ty, em ở giữa không biết làm thế nào cho đúng luật. Anh chị có thể tư vấn cách giải quyết cho trường hợp này không ạ? Em cảm ơn.

GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW có ý kiến tư vấn như sau:

Liên hệ với câu hỏi của bạn, dựa theo thông tin bạn cung cấp, nhân viên văn phòng đảm nhận công việc kế toán tại công ty bạn đã xin nghỉ việc nhưng do công ty chưa tuyển được nhân sự mới nên đã yêu cầu bạn ở lại hỗ trợ trong thời gian 6 tháng. Chi phí hỗ trợ trong thời gian này được xác định thông qua giấy xác nhận công nợ kèm chữ ký, mộc đỏ của giám đốc. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng lao động giữa công ty và bạn nhân viên kia đã chấm dứt, không còn tồn tại hợp đồng lao động ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Lúc này các bên đã thỏa thuận một hợp đồng dịch vụ khác, cụ thể hai bên đã xác lập thỏa thuận thông qua giấy xác nhận công nợ. Thỏa thuận này mang bản chất của hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 vì bạn nhân viên kia đang cung ứng dịch vụ bằng cách thực hiện công việc hỗ trợ phòng kế toán và công ty là bên sử dụng dịch vụ. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ thanh toán chi phí dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ cho bên cung ứng theo quy định khoản 2 Điều 515 và khoản 3 Điều 518 và Bộ luật Dân sự 2015. Việc thanh toán phí dịch vụ sẽ dựa trên thỏa thuận của các bên, cụ thể là thông qua giấy xác nhận công nợ giữa bạn nhân viên kia và công ty. Trong giấy xác nhận công nợ sẽ thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của bên cũng như có dấu mộc đỏ của giám đốc để xác nhận việc sử dụng và đảm bảo thanh toán đối với dịch vụ. Nếu giám đốc của bạn cho rằng giấy xác nhận công nợ này là giả và bạn nhân viên kia đã đồng ý hỗ trợ thực hiện công việc mà không nhận chi phí hỗ trợ thì giám đốc của bạn có nghĩa vụ chứng minh điều này. Nếu xác định được giấy xác nhận công nợ là thật, bạn nhân viên kia có quyền yêu cầu công ty thanh toán phí dịch vụ hỗ trợ phòng kế toán trong sáu tháng như hai bên đã thỏa thuận. Ngoài ra, vì công ty đã vi phạm nghĩa vụ của mình khi giao kết hợp đồng dịch vụ nên bạn nhân viên kia có thể khởi kiện để đòi lại số tiền và yêu cầu công ty bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015. Việc tranh chấp hợp đồng dân sự là vấn đề giữa công ty bạn và nhân viên kia, với tư cách là người tiếp nhận công việc, bạn chỉ cần thực hiện đúng nhiệm vụ, công việc mà mình được giao nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý cụ thể trong trường hợp của bạn:

– Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

– Khoản 3 Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cung ứng dịch vụ là yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Khoản 2 Điều 515 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ là trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

– Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.

– Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên thông tin của Khách hàng cung cấp, chỉ có có giá trị tham khảo và được căn cứ vào các quy định pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm tư vấn.

Trường hợp muốn tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy để lại câu hỏi trên group hoặc nhắn tin cho Admin để được giải đáp.

#medlaw #tuvanphapluatmienphi

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese