VI
| EN

KHI XẢY RA TAI BIẾN Y KHOA, TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THUỘC VỀ AI?

[BÀI VIẾT PHÁP LUẬT Y TẾ]
KHI XẢY RA TAI BIẾN Y KHOA, TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THUỘC VỀ AI?

Với sự phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật, ngành y tế ngày càng phát triển vượt bậc, bên cạnh việc mở rộng quy mô các cơ sở khám chữa bệnh còn nâng cao năng lực của người khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người. Mặc dù vậy, trong quá trình khám chữa bệnh không thể tránh khỏi việc xuất hiện những tai biến y khoa. Vậy nếu trường hợp này xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Hôm nay hãy cùng MEDLAW tìm hiểu nhé!

Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:

1. Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định đã có một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;
b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
c) Xâm phạm quyền của người bệnh.

2. Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;
b) Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh.

Việc kết luận hoặc xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật thuộc thẩm quyền của Hội đồng chuyên môn theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009. Nếu các bên không nhất trí với kết luận của Hội đồng chuyên môn thì các bên có quyền đề nghị Bộ Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 74 Luật này. Kết luận của Hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập sẽ là kết luận cuối cùng.

Theo Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.

Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại phải tuân thủ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 gồm 4 yếu tố sau: (1) Phải có thiệt hại xảy ra; (2) Phải có hành vi trái pháp luật; (3) Có lỗi; (4) Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra. Việc xác định mức bồi thường thiệt hại khi xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh được quy định tại Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

Như vậy, việc xuất hiện tai biến trong y khoa là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên chỉ khi có kết luận của Hội đồng chuyên môn về việc có sai sót chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề thì cơ sở khám chữa bệnh, người hành nghề hoặc doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở đó đã ký hợp đồng bảo hiểm mới phải bồi thường thiệt hại.

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese