VI
| EN

HÀNG XÓM XÂY NHÀ LẤN SANG ĐẤT NHÀ MÌNH, PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Hòa giải tranh chấp đất đai: Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013; Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Các bên tự hòa giải trước hoặc có thể thông qua hòa giải cơ sở bằng cách gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Khi nhận được yêu cầu hòa giải, UBND có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
Bước 2: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
Bước 3: Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bước 4:
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất: UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Hòa giải không thành.
Trường hợp hòa giải không thành: Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013
Trường hợp hòa giải không thành mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất: nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.
Trường hợp hòa giải không thành mà tranh mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013: đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013;
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có đất đang tranh chấp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy nhắn tin cho chúng tôi trên Fanpage hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (84–28) 2253 7956, website www.medlaw.vn.

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese