VI
| EN

HÀNG XÓM ĐẶT CAMERA TRƯỚC NHÀ VÀ TỰ Ý GHI ÂM, NÊN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]
CÂU HỎI:
Xin chào các anh chị em luật sư. Em chút thắc mắc vấn đề này.
Nếu nhà kế bên gắn camera trong nhà người đó em không nói. Nhưng bên nhà em nói chuyện gì bên đó điều ghi âm lại. Và cũng 1 cái camera đưa vào trước cửa nhà em .vậy em có thể kiện không?
GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009 về Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông:
Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;Theo quy định tại Điều 21 Luật Hiến pháp 2013:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Liên hệ với câu hỏi của bạn, việc hàng xóm tự ý ghi âm lại cuộc trò chuyện của gia đình bạn là vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009. Nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh, bạn có thể báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để can thiệp và yêu cầu họ dừng ngay hành động này. Với hành vi này, hàng xóm của bạn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc dùng camera quay lại hình ảnh của gia đình, cá nhân khác mà chưa có sự cho phép của họ là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình và là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, việc lắp camera trước nhà của mỗi gia đình là điều cần thiết và có thể là nguồn hỗ trợ cho cơ quan chức năng trong việc điều tra khi có trộm cắp xảy ra, nên nếu camera được lắp tại nhà hàng xóm nhưng có góc quay trúng gia đình bạn thì không thể xem là xâm phạm đời sống riêng tư. Nếu bạn thấy hành vi của gia đình hàng xóm ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của gia đình bạn, bạn có thể thu thập chứng cứ chứng minh hành vi của hàng xóm là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn và gia đình để yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp, buộc họ chấm dứt việc làm trên hoặc có thể khởi kiện. Tuy nhiên, việc cơ quan chức năng có xử lý và chấp nhận khởi kiện hay không còn tùy thuộc vào nguồn chứng cứ do bạn cung cấp.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy nhắn tin cho chúng tôi trên Fanpage hoặc liện hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (84-28) 2253 7956, website www.medlaw.vn

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
3.000.000 đ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese