VI
| EN

DI CHÚC ĐỂ LẠI TÀI SẢN CHO NGƯỜI CHƯA ĐỦ 18 TUỔI

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]
CÂU HỎI
Nhờ luật sư giải đáp dùm tôi: 
– Ba mẹ còn minh mẫn cho hết tài sản 1 người con có được hay không? 
– Nếu làm di chúc cho người chưa đủ 18 tuổi, chưa có cmnd thì người nhận cần giấy tờ gì để làm di chúc hay không?
GIẢI ĐÁP
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 về quyền của người lập di chúc:
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự về người thừa kế không phụ thuộc di chúc, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên:
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.Căn cứ theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về công chứng văn bản khai nhận di sản, việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015:
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.Liên hệ với câu hỏi của bạn, việc phân chia di sản cho người thừa kế hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người viết di chúc. Tuy nhiên vẫn có trường hợp dù không được người lập di chúc cho hưởng di sản nhưng vẫn có thể được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, đó là: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con chưa thành niên có khả năng lao động. Về việc người chưa đủ 18 tuổi, chưa có chứng minh nhân dân được chia ra hai trường hợp là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi và người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. 
Nếu là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà phải thông qua người đại diện pháp luật (tức là cha hoặc mẹ). Do đó cha hoặc mẹ của người đó có thể làm người đại diện để nhận di sản thừa kế theo di chúc. Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi tới chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng nếu di sản thừa kế có liên quan tới bất động sản, động sản phải đăng ký thì phải thông qua cha hoặc mẹ.
Để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
Phiếu yêu cầu công chứng.
– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế.
– CMND/CCCD/ hộ chiếu, hộ khẩu.
– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
– Giấy chứng tử.
– Di chúc.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy nhắn tin cho chúng tôi trên Fanpage hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (84–28) 2253 7956, website www.medlaw.vn.

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
3.000.000 đ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese