VI
| EN

CHO THUÊ MƯỢN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐỂ LÀM NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CHO CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

[BÀI VIẾT PHÁP LUẬT Y TẾ]

Hiện nay, tình trạng cho thuê chứng chỉ hành nghề y dược, đấu giá, luật sư, công chứng… ngày càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Việc thuê mượn chứng chỉ hành nghề là trái với quy định pháp luật và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Do đó, theo Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật. Vậy nên các phòng khám và cả người có chứng chỉ hành nghề cần lưu ý không thực hiện hành vi trên để tránh trường hợp xảy ra hậu quả pháp lý đáng tiếc.


Cụ thể như sau:

Theo Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi đăng ký hành nghề, theo đó, người hành nghề không hạn chế công việc trong các doanh nghiệp, cơ sở trong và ngoài ngành y tế.

Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2015/TT-BYT, người hành nghề khám, chữa bệnh toàn thời gian phải có thời gian làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày trong thời gian hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký.

Theo Điều 38  Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

  • Trường hợp người hành nghề đăng ký hành nghề cùng thời gian tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh khác nhau, tổng thời gian làm ngoài giờ vượt quá quy định của Bộ luật Lao động; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định này.
  • Trường hợp người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo điểm h khoản 5 Điều 38 Nghị định này. Theo đó, hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
  • Trường hợp người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo điểm l khoản 5 Điều 38 Nghị định này. Theo đó, hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
  • Trường hợp cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh để hành nghề sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 38 Nghị định này. Trong trường hợp này, người thuê cũng bị xử phạt với mức phạt tương tự. Theo đó, hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese