VI
| EN

BỐ ĐỂ LẠI DI CHÚC BẰNG MIỆNG NHƯNG MẸ LẠI KHÔNG CHIA ĐẤT CHO THÌ PHẢI LÀM SAO?

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]

CÂU HỎI:
Em chào cả nhà ạ mong luật sư giải đáp giúp em với ạ. Nhà chồng em có 3 anh em trai thôi, trước lúc bố chồng em mất đã chia đất đai nhưng nói mồm. Sau khi mất nhà em làm sổ đỏ lại nhưng đứng tên mẹ chồng em, bây giờ bà nói không chia đất cho nhà em nữa nhưng mà em lại xây nhà trên mảnh đất mà bố chồng em chia bằng mồm rồi liệu bây giờ chồng em có thể được chia đất không ạ.

GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên Medlaw không đủ căn cứ tư vấn một cách chính xác cho bạn. Tuy nhiên, trường hợp của bạn có thể tham khảo các quy định sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp: trước khi mất, bố bạn có để lại di chúc bằng miệng chia đất cho chồng bạn và hai người anh em. Theo quy định tại điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể được lập bằng miệng. Tuy nhiên, để di chúc lập bằng miệng được coi là hợp pháp thì phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện tại khoản 5 điều 630 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, khi bố chồng bạn để lại di chúc bằng miệng thì phải có ít nhất 2 người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày bố chồng bạn thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Theo thông tin bạn cung cấp: bố chồng để lại di chúc bằng miệng nhưng bạn không nhắc tới có người làm chứng hay không. Cùng với đó, sau khi bố chồng bạn mất, nhà bạn đi làm lại sổ đỏ đứng tên mẹ chồng bạn, như vậy dù có người làm chứng nhưng gia đình bạn đã không thực hiện công chứng xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong vòng 5 ngày làm việc thì di chúc bằng miệng không có hiệu lực. Lúc này, di sản của bố chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại khoản 1 điều 650 Bộ luật dân sự 2015 và việc xác định hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, chồng bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 1 phần di sản của bố chồng bạn để lại. Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ về việc tại thời điểm sang sổ đất từ tên bố mẹ sang tên mẹ chồng thì thủ tục tiến hành theo hình thức nào nên Medlaw không đủ căn cứ để tư vấn một cách chính xác trường hợp của bạn. Nếu mẹ chồng bạn tự ý sang sổ đất mà không thông báo về việc chia tài sản thừa kế cho các con hoặc các người con không hay biết, chồng bạn có thể khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế theo quy định tại khoản 5 điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Cụ thể, căn cứ pháp lý cho trường hợp của bạn như sau:

– Theo quy định tại điều 627 Bộ luật Dân sự 2015:
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

– Theo quy định tại khoản 5 điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

– Theo quy định tại điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

– Theo quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

Nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên thông tin của Khách hàng cung cấp, chỉ có có giá trị tham khảo và được căn cứ vào các quy định pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm tư vấn.

Trường hợp muốn tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy để lại câu hỏi trên group hoặc nhắn tin cho Admin để được giải đáp.

#medlaw #tuvanphapluatmienphi

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
3.000.000 đ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese