[BÀI VIẾT PHÁP LUẬT Y TẾ]
Để mở phòng khám chuyên khoa, ngoài điều kiện về cơ sở vật chất thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải “đạt điều kiện thâm niên”. Vậy yêu cầu về “người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa” được pháp luật quy định như thế nào, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều này.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.
Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.Vậy khi bác sỹ muốn mở phòng khám chuyên khoa, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám thì bác sĩ phải có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất 54 tháng về chuyên khoa đó, đồng thời cần đáp ứng những yêu cầu khác theo quy định trên tùy theo mỗi chuyên khoa của phòng khám.
+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.Vậy khi bác sỹ muốn mở phòng khám chuyên khoa, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám thì bác sĩ phải có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất 54 tháng về chuyên khoa đó, đồng thời cần đáp ứng những yêu cầu khác theo quy định trên tùy theo mỗi chuyên khoa của phòng khám.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy nhắn tin cho chúng tôi trên Fanpage hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (84–28) 2253 7956, website www.medlaw.vn.