VI
| EN

BÁC SĨ ĐƯỢC PHÉP YÊU CẦU BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ KHI NÀO?

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]
CÂU HỎI:

Tôi là bệnh nhân và gần đây phải đi khám và cấp cứu mà cấp cứu tại viện lớn thì quá đông và phải đợi lâu, nên khi khẩn cấp thường vào viện nhỏ của Phường gần nhà. Tuy xử lý cấp cứu rất nhanh nhưng bản thân tôi và các bệnh nhân khác nhận thấy bệnh viện có xu hướng giữ tiền cọc, ép bệnh nhân nằm viện nội trú dù bệnh nhân đã từ chối và mặc dù các xét nghiệm không có gì bất thường, có thể theo dõi tại nhà. Sức khỏe bệnh nhân đã ổn định bình thường.
Bệnh nhân khi nằm viện thì cũng chỉ bị bắt chuyền nước muối hoặc đường . Cơ sở vật chất viện đã xuống cấp nhiều. Xin ra viện thì các bác sĩ không đồng ý.
Vậy cho hỏi bệnh viện làm như vậy là đúng hay sai. Bệnh viện có được quyền bắt bệnh nhân nhập viện và giữ bệnh nhân trong viện trái với ý muốn không? Trong những trường hợp nào? Xin cảm ơn

GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW tư vấn như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 55 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 (Luật KBCB 2009) bác sĩ được yêu cầu bệnh nhân điều trị nội trú (nhập viện) dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, …của bệnh nhân. Nếu không thuộc trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh tâm thần ở trạng thái kích động…(bắt buộc điều trị) theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật KBCB 2009 thì bệnh nhân vẫn có quyền từ chối tiếp nhận điều trị và nhập viện. Tuy nhiên, bệnh nhân phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối điều trị của mình.

Cụ thể căn cứ pháp lý cho trường hợp của bạn như sau:
Theo Điều 12 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 về Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.

Theo khoản 1 Điều 55 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 về Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc:
Việc chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ;
b) Kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học.

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 về trường hợp bắt buộc chữa bệnh:
a) Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung tư vấn của chúng tôi dựa trên thông tin của Khách hàng cung cấp, chỉ có có giá trị tham khảo và được căn cứ vào các quy định pháp luật còn hiệu lực tại thời điểm tư vấn. 

Trường hợp muốn tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy để lại câu hỏi trên group hoặc nhắn tin cho Admin để được giải đáp.

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
2-3.000.000/giờ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese