VI
| EN

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ

[TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ]

CÂU HỎI
Cho mình hỏi về hộ khẩu, mình có người anh ruột năm nay 50 tuổi, lúc anh 17 tuổi vì gia đình khổ, anh bỏ nhà đi vào Sài Gòn lập nghiệp, thời gian sau hộ khẩu ở quê ba tôi sợ đóng nghĩa vụ công ích lúc đó, công an xã vào hỏi thì ba tôi nói đi lâu rồi, vậy xã gạch hộ khẩu tôi bây giờ, anh tôi không có hộ khẩu. Gia đình anh em muốn anh tôi có làm lại hộ khẩu, để có quyền lợi công dân, mong cho tôi biết làm lại như thế nào được, mong giúp đỡ.

GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn đã gửi câu hỏi đến MEDLAW, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp, MEDLAW xin được tư vấn như sau:
Liên hệ với câu hỏi của bạn, dựa trên thông tin bạn đã cung cấp, anh bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại nơi gia đình bạn đang sinh sống. Anh bạn sẽ cần nộp một bộ hồ sơ đăng ký thường trú tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình bạn đang sinh sống với các loại giấy tờ sau:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, hoặc có ý kiến đồng ý bằng văn bản riêng nộp kèm hồ sơ;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình (ví dụ: giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu cũ, …), trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật cư trú 2020 (được trích dẫn bên dưới).

Cụ thể căn cứ pháp lý trường hợp của bạn như sau:
– Theo khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định về Điều kiện đăng ký thường trú:
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
– Theo khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2020 quy định về Hồ sơ đăng ký thường trú:
2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí hãy nhắn tin cho chúng tôi trên Fanpage hoặc liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng (84–28) 2253 7956, website www.medlaw.vn.

Click Here

Thông tin tài khoản:

Tên tài khoản: CÔNG TY LUẬT TNHH MTV MEDLAW
Số tài khoản: 101214851034541
Ngân hàng: TMCP XNK Việt Nam - CN Quận 10 (Eximbank Dist.10 Branch)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Dịch vụ khách hàng chọn + Họ và tên + Số điện thoại

MEDLAW rất vinh dự được trở thành người bạn đồng hành cùng Quý khách hàng!

Dịch vụ
Thời gianChi phí dịch vụ
Tư vấn pháp luật miễn phí3 - 10 ngàyMiễn phí
Tư vấn pháp luật có thu phí3 - 7 ngàyTùy vào từng vụ việc cụ thể
Tư vấn pháp luật trực tiếp Luật sư:
3.000.000 đ
Cố vấn cấp cao: liên hệ
Tập huấn pháp luật Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho cá nhân/hộ gia đình Liên hệ
Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp Liên hệ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

viVietnamese